Sự Lãng Mạn Bi Thảm Của Một Người Trung Niên Với Chủ Nghĩa Tự Do Tây Phương

Bà Anne Applebaum muốn thấu hiểu chủ nghĩa phi tự do đang gia tăng nhưng còn đang bám theo khuôn khổ lý tưởng không còn thiết thực từ sau Chiến tranh Lạnh

BY IVAN KRASTEV | AUGUST 15, 2020, 3:25 PM

Minh Phượng dịch

(Chú thích: những câu có nét chữ nghiêng, màu xanh, trong ngoặc đơn, là những nhận định cá nhân của người dịch)

Bà Anne Applebaum ngồi dở xem trang sách mới của bà “Bóng Đêm Chạng vạng Của Nền Dân Chủ: Sức Quyến Rũ Của Chủ Nghĩa Độc Tài”. Quyển sách này bắt đầu với bối cảnh tại một căn nhà đâu đó tại miền quê sâu thẳm bên Ba Lan, đêm 31 tháng 12 năm 1999. Căn nhà vừa mới được sửa sang, nơi có một bữa tiệc lớn, để đón mừng một thế kỷ mới sắp đến. Bối cảnh kết thúc cũng ở trong cùng ngôi nhà đó, 20 năm sau, nơi tác giả sống cô lập trong thời gian Ba Lan đóng cửa vì coronavirus. Trong khoảng thời gian hai thập niên đó, nhiều vị khách được mời trong bữa tiệc cuối năm 1999 — một khối người đa dạng, đa sắc gồm những nhà trí thức bảo thủ, những nhà ngoại giao và các chính trị gia — đã trở thành kẻ thù chính trị của bà, những người nhiệt thành ủng hộ Donald Trump và nhóm phản cách mạng, chống chủ nghĩa tự do của Ba Lan.

“Có phải một số bạn bè của chúng tôi đã luôn ngấm ngầm là những kẻ độc tài ?” bà Anne thắc mắc. “Hay những người mà chúng tôi từng cụng ly trong những phút đầu tiên của năm 2000, không hiểu vì sao, đã thay đổi sau hai thập niên?” Cuốn sách là một công trình tìm kiếm câu trả lời, rất đáng trân trọng, và giúp rất nhiều trong việc tìm hiểu nguyên do. Nhưng tốt hơn, có lẽ chúng ta nên phân tích, và xem những câu hỏi Applebaum đặt ra có phải là điều đáng thắc mắc hay không.

(Đây cũng từng là câu hỏi của cá nhân tôi, khi một số rất đông những người quen thân sơ từ bao nhiêu năm qua trong cộng đồng VN, cả những người bạn từ thuở ấu thời, cũng xa lánh, mắng mỏ mình vì tôi không đồng lòng ủng hộ Donald Trump)

Cuốn sách mới của Applebaum một phần là phóng sự chính trị rất xuất sắc, một phần mang kịch tính theo tâm lý Tây phương, một phần phân tích chính trị và một phần là nhật ký cá nhân. Nó cũng là việc tái bút cho một kỷ nguyên riêng biệt. Câu chuyện mà Applebaum kể lại là về cái chết của chủ nghĩa chống cộng sản, một triết lý công khai của Tây phương. Trong Chiến tranh lạnh, Liên Xô không chỉ là đối thủ quân sự chính của Mỹ mà còn là biểu tượng “phía bên kia” trên mặt tư tưởng và đạo đức. Cả phe thiên tả lẫn phe thiên hữu ở Mỹ và Âu Tây đều cố cạnh tranh cho quan điểm của họ về một xã hội tự do để ứng phó với cơn ác mộng Stalin. Điều này đặc biệt được thấy rõ ở Hoa Kỳ. Cuộc chạy đua với chủ nghĩa cộng sản Liên Xô đã dẫn lối đưa đường cho người Mỹ suy nghĩ về các nguyên tắc cốt lõi nằm trong thể chế căn bản của họ. Đối với chủ nghĩa tự do HK, ít nhất là trên phiến diện, chủ nghĩa toàn trị của Liên Xô hoàn toàn đối ngược. Quyền tự do ngôn luận và báo chí, cũng như tự do lương tâm, được lý tưởng hóa chính vì chúng đã bị đàn áp một cách tàn nhẫn bởi sự cầm quyền bên Mạc Tư Khoa. Với cùng suy nghĩ đó, người Mỹ đề cao quyền tự do đi lại, quyền thành lập các hiệp hội tư nhân, quyền được xét xử công bằng và quyền bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử cạnh tranh, nơi những người đương nhiệm có thể bị bãi nhiệm bằng lá phiếu. Tương tự, việc tư hữu, làm giàu cũng được nhấn mạnh, với giả thuyết rằng một nền kinh tế tự do, không bị “quốc hữu hoá” và không định trước, có thể tạo nên sự thịnh vượng và tự do chính trị.

Điều mà cuốn sách của Applebaum vạch ra rõ ràng là với những người như nhà sử học Hung Gia Lợi Maria Schmidt, hoặc tổng biên tập tờ National Review, John O’Sullivan hay người ủng hộ Trump nổi tiếng tên Laura Ingraham, các nguyên tắc tự do chỉ được coi trọng vì chúng là công cụ hữu hiệu để tiêu diệt chủ nghĩa cộng sản. Khi mục tiêu này đã đạt được, các giá trị như truyền thông tự do và sự phân chia quyền lực bắt đầu bị coi là mối đe dọa đối với nền văn minh Tây phương- với các giá trị truyền thống của Cơ đốc giáo. Các nhà tiên tri mới của chủ nghĩa phi tự do đã sử dụng tất cả tài năng của họ để thuyết phục xã hội của họ rằng quyền của người khác là mối đe dọa đối với quyền lợi của chính họ và hệ thống kiểm tra và cân bằng tự do không phải để bảo vệ quyền tự do của cá nhân, mà là công cụ để giới cầm quyền chà đạp ý chí của người dân.

(Đây là mối quan tâm lớn nhất của tôi: Khi sự tự do chỉ dành cho một số người nào đó thôi trong xã hội, thì nơi đó không còn có thể được xem là có tự do, công bằng dân chủ thật sự được nữa. Những gì chủ nghĩa CS đã tước đi của con người, giờ lại hiện hình và được những người, dưới chiêu bài cổ súy dân túy, chống cộng vô cùng hời hợt, chà đạp những giá trị tinh thần của chính bản tuyên ngôn nhân quyền hay hiến pháp, nhất là với những kẻ có tinh thần thượng tôn da trắng )

Applebaum là một nhà văn rất giỏi; cách viết của bà rõ nghĩa, và lập luận vững chải. Điều này đã khiến bà trở thành một trong những tiếng nói mạnh mẽ nhất của phong trào chống chủ nghĩa dân túy. Nhưng sức mạnh của cuốn sách mới của bà không nằm ở việc vạch trần bản chất độc tài của những người nắm quyền đảng dân túy mà là phơi bày sự rỗng tuếch về trí tuệ trong việc đồng thuận chống cộng.

Trong bài nhận định về lịch sử về thuyết tân bảo thủ, “Họ Biết Là Họ Đúng” (They Knew They Were Right), của Jacob Heilbrunn, tác giả và nhà báo Timothy Noah đã nhận xét rất rõ ràng: “Người theo thuyết Tân Bảo Thủ là chứng nhân, gần như hàng ngày, cho sự phục sinh của Adolf Hitler.” Trong phiên bản lạc quan và phóng khoáng hơn của Applebaum, người theo Tân Bảo Thủ là chứng nhân, gần như hàng ngày, cho sự sụp đổ của bức tường Bá Linh (Berlin) . Bản chất chính trị của Applebaum được thành hình bởi sự ngưỡng mộ của bà đối với lòng dũng cảm của những người bất đồng chính kiến ​​ở Đông Âu và niềm tin của bà vào tiềm năng của Hoa Kỳ trong việc điều khiển cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn.

Vào ngày 10 tháng 11 năm 1989, Applebaum, khi đó là một phóng viên trẻ, đã nhảy lên chiếc xe hơi, cùng với chồng sắp cưới của bà — Bộ trưởng Ngoại giao và Quốc phòng Ba Lan tương lai, tên Radek Sikorski — và lái từ Warsaw đến Berlin để xem tận mắt sự sụp đổ của Bức tường Berlin. Năm 1989 là điểm khởi đầu cho mọi việc bà Applebaum đã làm trong ba thập niên sau đó. Những cuốn sách có tính lịch sử được ca ngợi nhiều của bà về Xô Viết Gulag và sự thành lập các chế độ cộng sản ở Trung Âu là lời giới thiệu rõ nhất của bà về kết cuộc tất yếu năm 1989. Đối với bà, sự kết thúc của Chiến tranh Lạnh không phải là một câu chuyện về địa bàn chính trị; đó là một câu chuyện về đạo đức, một bản án do chính lịch sử tuyên án. Bà có xu hướng coi thế giới hậu Chiến tranh Lạnh như một cuộc đấu tranh anh dũng vĩ đại giữa lý tưởng dân chủ và chủ nghĩa độc tài, giữa tự do và áp bức.

(Rất nhiều người Việt vẫn luôn nêu cao “chính nghĩa quốc gia, chống cộng triệt để” , và như bà Applebaum, rất ngưỡng mộ TT Reagan vì ông là người kêu gọi sự nổi dậy và phá vỡ bức tường Berlin, biểu tượ̣ng của sự sụp đổ của chủ nghĩa CS. Thế nhưng giờ đây họ lại hành xử không khác chi những người cộng sản họ từng khinh khi, chán ghét, xa lánh, chối bỏ bằng mọi giá. Cái hệ lụy đáng tiếc là đa số những người trẻ sinh trưởng bên HK lại không thể suy nghĩ, đồng thuận với những gì họ thấy rất rõ là phản tự do, phi dân chủ, kỳ thị, v.v.., và đưa đến tình trạng rạn nứt trầm trọng trong nhiều gia đình người Việt trên HK )

Và như thế thì Applebaum là một người ’89er đúng nghĩa nhất; giống như nhiều người trong chúng ta, bà chất chứa những suy nghĩ về thời Chiến tranh Lạnh dù chưa bao giờ thực sự sống trong thời đó. Đối với những người thời ’89, Chiến tranh Lạnh được đồng nghĩa với, xem như cuộc kháng chiến chống chủ nghĩa phát xít bởi các nhà cách mạng trong giới sinh viên Tây Phương vào thập niên ’60, những người 68ers — với lý tưởng dâng trào cho những anh hùng dấn thân với niềm tin trong sáng về lương tâm, đạo đức. Trong mắt bà, cuộc kết hợp giữa chủ nghĩa dân chủ và chủ nghĩa tư bản được đến từ trời, và hầu hết các cuộc xung đột trên thế giới không phải là xung đột về lợi ích mà là xung đột về giá trị đạo đức trong các hệ thống chính trị. Chính suy nghĩ này đã khiến nhiều ’89ers là những người đầu tiên thấy được mối nguy hiểm đến từ Nga của Vladimir Putin, nhưng cũng là những người cuối cùng lên án cuộc chiến tồi tệ của George W. Bush bên Iraq.

Sách của Applebaum có thể được đọc với hai cách khác nhau. Nó có thể được coi như một câu chuyện về sự phản bội, như quyển sách nổi tiếng, với lời văn chua chát, Bạn Cũ (Ex-Friends) của Norman Podhoretz, hay là đọc theo cuốn sách vượt thời gian, năm 1953, của Czeslaw Milosz, “Khối Óc Ngục Tù” (The Captive Mind), trong thế kỷ 21— một cố gắng để giải thích sức mạnh quyến rũ của chủ nghĩa cộng sản qua những lựa chọn cá nhân của các nhà trí thức đương thời sau Thế Chiến thứ hai. Nhưng dù sao đi nữa, thì lời tự thuật của Anne Applebaum vào ngày 16 tháng 8, 2020, đối chiếu với “sự lãng mạn bi thảm” của một người trung niên luôn tin vào chủ nghĩa Tự do phương Tây khiến bà có thể vượt lên giọng than vãn chê trách thông thường để chống lại những người “phản tự do” mới và cho ta thấy rõ một số lý do ít khi được nhắc đến về tinh thần “phi tự do” của một số “nhà trí thức”.

Nhưng tựa đề của cuốn sách “Sức Hấp Dẫn Quyến Rũ Của Chủ Nghĩa Độc Tài” có tính úp mở, thiếu trung thực. Không như chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa độc tài không phải là một hệ tư tưởng. Những người theo chủ nghĩa dân túy, không giống như những người cộng sản hay những người theo chủ nghĩa phát xít, không mơ về một “con người mới” sinh ra từ cuộc cách mạng của họ. Điều thúc đẩy những người tận tình ủng hộ Trump và Viktor Orban của Hungary không phải là một viễn ảnh mới về xã hội mà là sự căm ghét bệnh hoạn đối với chủ nghĩa tự do. Điểm chính và cay đắng nhất của cuốn sách là những người bạn cũ của Applebaum không hề hối tiếc vì mối quan hệ của họ với bà ta tan vỡ — trên thực tế, ngay từ đầu, họ cảm thấy được giải thoát, hết phải giao hảo với những người như bà. Đối với người theo chủ nghĩa dân túy dân tộc, năm 1989 tượng trưng cho một chiến thắng nhưng rồi sau đó đã thất bại – và họ đổ lỗi cho những người như Applebaum và những người cùng tin theo chủ nghĩa tự do của bà, đã biến chiến thắng thành thất bại.

(Đây là điểm mà rất ít người để ý và nhận ra được: những người theo chủ nghĩa dân túy không muốn thấy TẤT CẢ được tự do! Họ chỉ muốn là chính họ mới có tự do, và hưởng lợi trong nêǹ tự do đó. Những người khác họ, về màu da, tiếng nói, tôn giáo v.v… thì không thể có cùng cơ hội)

Điểm chính và cay đắng nhất của cuốn sách là những người bạn cũ của Applebaum không hề hối tiếc vì mối quan hệ của họ với bà ta tan vỡ

Việc từ bỏ, chống lại thế giới sau Chiến Tranh Lạnh của những người theo chủ nghĩa dân túy có những phiên bản đặc biệt của nó ở Ba Lan, Anh và Mỹ, nhưng điểm chung của những người chống tự do mới là ý tưởng về một chiến thắng bị đánh cắp. Tại Ba Lan, những người ủng hộ đảng Luật pháp và Công lý cảm thấy không thể chịu nổi khi những người cộng sản cũ giờ lại thành những kẻ thành đạt, hưởng lợi trên sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản. Tại Vương quốc Anh, chiến thắng của phương Tây trong Chiến tranh Lạnh cho thấy rõ ảnh hưởng của Anh đã bị suy giảm. Tại Hoa Kỳ, những người ủng hộ Trump tin chắc rằng không phải phương Tây mà là Trung Cộng mới là người chiến thắng thực sự trong chiến tranh Lạnh. Những “nhà trí thức” ủng hộ sự chống đối phi tự do cảm thấy bị lịch sử phản bội sâu đậm. Họ đắm chìm trong bi quan và tuyệt vọng, ngay cả khi họ thắng cử.

Sự chống đối của những người bạn cũ của Applebaum đối với những kẻ như bà là hệ thống tư tưởng rất thực của họ. Sự tức giận đối với chủ nghĩa tự do ở những nơi như Ba Lan là sự phẫn nộ đối với giới thượng lưu địa phương có khuynh hướng thiên về quốc tế, toàn cầu, những người nói được nhiều ngoại ngữ và gia nhập giới thượng lưu toàn cầu và những người thành công trong quá trình chuyển đổi, sau khi chế độ cộng sản sụp đổ . Tương tự như vậy, chủ nghĩa chống Do Thái mới bắt đầu xuất hiện ở những nơi như Ba Lan thực ra không hẳn nhắm nhiều đến người Do Thái, vì ở đó chỉ còn rất ít người Do Thái , mà là chống lại những người Ba Lan từng cảm thấy xấu hổ về chủ nghĩa bài Do Thái của Ba Lan. Những nhà trí thức phi tự do đã che đậy sự phẫn uất của họ, và họ bảo rằng đó chỉ là ý thức hệ thôi.

(Steve Bannon, và Steven Miller và cả Trump, cùng những người luôn đả kích chính sách di dân tiêu biểu cho khối người này. Họ nhìn những người đến từ các quốc gia khác với cái nhìn kiêu căng, hợm hĩnh, nghi ngờ, khinh bỉ, nhất là người da màu. Những giao thương, đối ngoại đối với họ chỉ làm cho HK “yếu” đi)

Tuy chuyện chống chủ nghĩa tự do của những người bạn cũ của Applebaum không giải thích được một cách chính xác sự trỗi dậy của Trump hay Brexit, nhưng nó rất quan trọng cho ta hiểu rõ được sự tan rã cuả việc đồng thuận về đạo đức trong hệ thống dân chủ trước năm 1989. Nó giải thích sự chuyển hoá từ một nền dân chủ, giờ đã trở thành như một cuộc nội chiến qua chữ nghĩa và lá phiếu ở những nơi như Ba Lan, Hoa Kỳ, Anh và Tây Ban Nha .

Một bản khắc nổi tiếng của nghệ sĩ người Pháp Louis Marie Bosredon vào năm 1848, năm nước Pháp áp dụng chế độ phổ thông đầu phiếu cho nam giới, mô tả cái sự “lưng chừng núi” của nền dân chủ châu Âu trong lúc mới hình thành. Bức hình khắc một công nhân với một tay mang súng trường và một tay kia cầm lá phiếu: viên đạn bắn kẻ thù của đất nước và lá phiếu “đánh gục” kẻ thù “tin theo” giai cấp. Nhưng đối với những kẻ phi tự do mới, cuộc chiến chống lại đối thủ chính trị của một người là cuộc chiến thực sự. Theo cách hiểu của Schmidtean về chính trị bầu cử,đây là cuộc nội chiến bằng những lá phiếu, bất kỳ lời chỉ trích nào đối với phe nhóm của họ đồng nghĩa với sự phản bội.

(Cá nhân người dịch cũng từng bị vu khống, gán cho những tĩnh từ như là “phản bội dân tộc, phản lại anh linh cha tôi, một sĩ quan VNCH, vô cùng tàn nhẫn, chỉ vì tôi không đồng ý với chính sách gian ác và những điều phi nhân bản, tàn độc của đương kim TT Hoa Kỳ. Dù rằng trước đây chính những người ấy đã luôn tán dương, gọi mời tôi trong tất cả những việc liên quan đến tiền đồ, vận mệnh cố quốc, nơi tôi luôn ấp ủ bao mơ ước cho một xã hội nhân bản, công bằng, dân chủ thực sự)

Những gì chúng ta thấy ở các nước như Ba Lan và Hoa Kỳ là nền dân chủ của người dân đã được thay thế bằng nền dân chủ của những người sùng bái thần tượng. Trong khi đối với một người thực sự tin vào chủ nghĩa tự do, việc sẵn sàng chỉ trích, phê bình để sửa chữa những sai lầm của chính đảng phái mình theo là dấu hiệu của lòng trung thành cao nhất, thì sự tận tụy phủ phục của người hâm mộ là lòng nhiệt thành, không suy nghĩ, bất di bất dịch. Những người hâm mộ cuồng nhiệt, với khả năng phản biện của họ bị tắt biến, là đầu mối, rường cột cho sự suy nghĩ của những người theo chủ nghĩa dân túy rằng chính trị là một trò chơi về sự trung thành: Sự cổ vũ của họ phản ảnh cảm giác được “nhập bọn” của họ.

Việc “tin sau khi đã kiểm chứng” được thay thế bằng sự tôn sùng ồn ào. Ai từ chối vỗ tay hoan hô là những kẻ phản bội, và bất kỳ câu dẫn chứng nào về sự thực nào cũng đều bi xem là lời tuyên bố theo một “đảng phái, chiều hướng nào đó” .

(Và có thể nói điều này là sự tàn phá thâm độc nhất của DT và những người một lòng một dạ phò ông ta. TẤT CẢ sự thật đều thành fake news nếu điều đó không hợp nhãn, nhĩ của họ. Một nền dân chủ đang đứng trên vực thẳm, hố sâu vô cùng nguy hiểm, và sẽ tan rã, bị gục ngã hoàn toàn khi lá phiếu người dân bị xem là “GIẢ TẠO, KHÔNG CÓ GIÁ TRỊ”)

Khi những người tham gia chính trị trở thành người hâm mộ, mục tiêu chính của họ là bảo đảm đối thủ của họ sẽ không bao giờ lên nắm quyền. Những người theo chủ nghĩa dân túy khuyến khích lối suy nghĩ này — và với tinh thần lãng mạn lý tưởng nhất của họ, những người theo chủ nghĩa tự do 89 đã cố gắng lý tưởng hoá trong việc tái tạo nó.

Những người theo chủ nghĩa dân túy khuyến khích lối suy nghĩ này — và với tinh thần lãng mạn lý tưởng nhất của họ, những người theo chủ nghĩa tự do 89 đã cố gắng tái tạo việc này.

Khi cố gắng hiểu rõ về “thời điểm phi tự do” hiện tại, Applebaum giả dụ rằng những lựa chọn mà giới trí thức phải đối mặt ngày nay tương tự như những lựa chọn những bậc thức giả ở Pháp phải đối đầu trong vụ Dreyfus — người theo chủ nghĩa dân tộc so với người theo chủ nghĩa thế giới đại đồng, những người dân chủ với những kẻ độc tài. Chúng ta có thể thấy được rằng trong bối cảnh này thì lòng hoài niệm, với nhiều ảo tưởng, của những người 89′ về tinh thần đạo đức là “bất khả tư nghì” (không ai có thể nghi ngờ được) trong Chiến tranh Lạnh. Nhưng trong khi cái “phông” này có thể phát động và cho chúng ta ý thức rõ ràng về mục đích, nó lại làm mờ đi thách thức lớn mà chủ nghĩa tự do phương Tây đang phải đối mặt ngày nay — là làm thế nào để duy trì chủ nghĩa toàn cầu của Tây phương trong khi quyền lực nơi đây đang suy thoái. Liệu các nước Tây phương vẫn sẽ tiếp tục ủng hộ một thị trường tự do nếu các nền kinh tế ở những nơi khác trở nên khó cạnh tranh hơn? Liệu cać quốc gia phương Tây vẫn sẽ tiếp tục ủng hộ việc bầu cử tự do nếu chính họ đã khiến cho các chế độ chống phương Tây lên nắm quyền? Liệu chủ nghĩa chuyên chính dân chủ của các nhà lãnh đạo như Orban có trở nên phản dân chủ – hay đó chính là cái mặt trái đen thui của nền dân chủ, điều mà chúng ta không cảm thấy thoải mái khi bàn đến?

Đại dịch đã cho chúng ta thấy rõ ràng là việc tìm về những lý tưởng của năm 1989 không thể là điểm bắt đầu của sự mất mát, cuốn gói ra đi của tinh thần canh tân thế giới. Và như thế, thì sự bảo vệ nhiệt thành của Applebaum đối với chủ nghĩa tự do sẽ có sức thuyết phục lực mạnh mẽ nhất khi nó khơi ra được rằng những người theo chủ nghĩa tự do phải sẵn sàng để “tìm ra một chân lý mới”. Họ nên bắt đầu bằng cách đặt nghi vấn về một số sự thật hiển nhiên của năm 1989.

Ivan Krastev là chủ tịch của Trung tâm Chiến lược Tự do ở Sofia và là thành viên thường trực tại Viện Khoa học Nhân văn ở Vienna.

Bài viết gốc trong tạp chí Foreign Policy sau đây:

The Tragic Romance of the Middle-Aged Western Liberal

Anne Applebaum wants to understand rising illiberalism but is clinging to a Cold War
moral framework that no longer applies.

BY IVAN KRASTEV | AUGUST 15, 2020, 3:25 PM

Anne Applebaum opens her new book, Twilight of Democracy: The Seductive Lure of Authoritarianism, with a scene on the long winter night of Dec. 31,1999, in a newly restored family house somewhere in the deep Polish countryside, where a big party is set to celebrate the coming of the new millennium. The closing scene is in the same house 20 years later, where the author has been spending the coronavirus lockdown. In the two decades that stretch between, many of the guests of Applebaum’s new millennium party—a colorful mix of conservative intellectuals, diplomats, and politicians—have become her political enemies, passionate supporters of Donald Trump and Poland’s anti-liberal counterrevolution.

“Were some of our friends always closet authoritarians?” she wonders. “Or have the people with whom we clinked glasses in the first minutes of the new millennium somehow changed over the subsequent two decades?” The book is an admirable quest for answers and goes a long way toward providing them. But it would have benefited from considering whether the questions Applebaum has posed are the right ones to begin with.

Applebaum’s new book is partly a brilliant political reportage, partly a Central European-style psychodrama, partly a political analysis, and partly a personal diary. It is also a postscript to a distinct epoch. The story Applebaum tells is that of the death of anti-communism as the public philosophy of the West. During the Cold War, the Soviet Union wasn’t only America’s principal military adversary but also its ideological and
moral “other.” Both left and right in America and Western Europe defended their competing visions of a liberal society in reaction to the Stalinist nightmare. This was especially pronounced in the United States. The contest with Soviet communism guided how Americans thought about the core principles underlying their basic institutions. For American liberalism was, or at least appeared to be, Soviet totalitarianism turned inside out. Freedoms of speech and the press, as well as freedom of conscience, were idealized precisely because they were cruelly repressed under Moscow’s sway. In the same spirit, Americans underscored the freedom of movement, the right to form private associations, the right to a fair trial, and the right to vote in competitive elections where incumbents might be toppled from power. Likewise emphasized was the latitude to accumulate private wealth, on the assumption that a decentralized and unplanned economy alone could provide the basis of both prosperity and political freedom.

What Applebaum’s book makes clear is that for people like the Hungarian historian Maria Schmidt or National Review editor-at-large John O’Sullivan or the vocal Trump supporter Laura Ingraham, liberal principles were valued only because they were an effective instrument for destroying communism. When this goal was achieved, values like free media and the division of powers started to be viewed as a threat to Western civilization and traditional Christian values. The new prophets of illiberalism used all their talent to persuade their societies that the rights of others were a threat to their own rights and that the liberal system of checks and balances was not a way to preserve individuals’ freedoms but an instrument for elites to abuse the will of the people.

Applebaum is a very good writer; her style is lucid, and her arguments are bracing. This has made her one of the most powerful voices of the anti-populist resistance. But the strength of her new book is not so much in exposing the authoritarian nature of populists in power but in revealing the intellectual hollowness of the anti-communist consensus.

In his review of Jacob Heilbrunn’s history of neoconservatism They Knew They Were Right, the author and journalist Timothy Noah sharply observed: “To be neoconservative is to bear almost daily witness to the resurrection of Adolf Hitler.” In Applebaum’s much more liberal and optimistic version, to be neoconservative is to bear almost daily witness to the fall of the Berlin Wall. Applebaum’s political identity was made by her admiration for the moral courage of East European dissidents and her belief in the potential of the United States to make the world a better place.

On Nov. 10, 1989, Applebaum, then a young reporter, jumped in a car in the company of her soon-to-be husband—future Polish Foreign and Defense Minister Radek Sikorski—and drove from Warsaw to Berlin to see with her own eyes the collapse of the Berlin Wall. 1989 was the point of departure of everything that Applebaum did in the following three decades. Her much-praised history books about the Soviet Gulag and the establishment of the communist regimes in Central Europe were her historical introduction to the inevitability of 1989. For her, the end of the Cold War was not a
geopolitical story; it was a moral story, a verdict pronounced by history itself. She tends to see the post-Cold War world as an epic struggle between democracy and authoritarianism, between freedom and oppression.

In this sense, Applebaum is a classic ’89er; like many of us, she was shaped by the Cold War without ever really experiencing it. For the ’89ers, the Cold War was what the antifascist resistance was for the West’s student revolutionaries of the 1960s, the ’68ers—a time of inspiring heroism and moral clarity. In her worldview, the marriage between democracy and capitalism was made in heaven, and most of the conflicts in the world were not about a clash of interests but about a clash of values. It was this mindset that made many ’89ers first to detect the danger coming from Vladimir Putin’s Russia but also the last to condemn George W. Bush’s ugly war in Iraq.

Applebaum’s book could be read in two different modes. It could be seen as a story of betrayals, a version of Norman Podhoretz’s score-settling and acidly written Ex-Friends, or rather as a 21st-century version of Czeslaw Milosz’s 1953 classic, The Captive Mind— an attempt to explain the seductive power of communism through the personal choices of fellow intellectuals made in the wake of World War II. But either way, it is the 8/16/2020 Anne Applebaum and the Tragic Romance of the Middle-Aged Western Liberal personal tone of the narrative that allows Applebaum to go beyond the usual liberal tirades against the new anti-liberals and to reveal some of the neglected sources of certain intellectuals’ illiberalism.

But the book’s subtitle “The Seductive Lure of Authoritarianism” is rather misleading. Unlike communism, authoritarianism is not an ideology. Populists, unlike communists or fascists, do not dream about a “new man” who will be born of their revolution. What drives intellectual supporters of Trump and Hungary’s Viktor Orban is not some new vision of society but a pathological hate toward liberalism. The central and most bitter
insight of the book is that Applebaum’s ex-friends are not sorry for the breakup of their relationship with her—in fact, they feel liberated from partying with people like her in the first place. For the nationalist populist, 1989 stands for a victory that was subsequently lost—and they blame people like Applebaum, and her liberal peers, for turning the victory into a defeat.

The central and most bitter insight of the book is that Applebaum’s ex-friends are not sorry for the breakup of their relationship with her

Populists’ rejection of the post-Cold War world has its distinctive Polish, British, and American versions, but what is common for the new anti-liberals is the idea of a stolen victory. In Poland, supporters of the Law and Justice party found it unbearable that ex-communists turned out to be among the winners of the fall of communism. In the United Kingdom, the West’s victory in the Cold War revealed the decline of Britain’s influence. In the United States, Trump’s supporters are convinced that not the West but communist China is the real winner of the Cold War. Intellectuals who support antiliberal counterrevolution feel deeply betrayed by history. They swim in pessimism and despair even when they win elections.

The resentment of Applebaum’s ex-friends against people like her is their true ideology. Resentment toward liberalism in places like Poland is a resentment toward
cosmopolitan-minded local elites, those who speak foreign languages and joined the global elite and who see the post-communist transition as a success. In a similar way, the new anti-Semitism in places like Poland is directed not so much against Jews, as there are so few of them left there, but against those Poles who are ashamed of Polish anti-Semitism. Anti-liberal intellectuals have masked their resentment as ideology.

The story of the anti-liberalism of Applebaum’s ex-friends does not precisely explain the rise of Trump or Brexit, but it is of critical importance for understanding the dissolution of the pre-1989 democratic moral consensus. It explains the transformation of democracy in places like Poland, the United States, Britain, and Spain into a civil war
with words and ballots.

A well-known engraving by the French artist Louis Marie Bosredon in 1848, the year France adopted universal male suffrage, depicts the ambivalence of early European democracy. It shows a worker with a rifle in one hand and a ballot in the other: bullets for the nation’s enemies and ballots for the class enemies. But for the new illiberals, the war against one’s political opponent is the real battle. In this Schmidtean understanding of electoral politics, as civil war with ballots, any criticism toward one’s
own side equals betrayal.

What we see in countries like Poland and the United States is that a democracy of citizens has been replaced by a democracy of fans. While for a liberal citizen the readiness to point out and correct the mistakes of your own party is a sign of the highest loyalty, the loyalty of fans is zealous, unthinking, and unswerving. Enthralled fans, with their critical faculties switched off, are central to populists’ understanding of politics as a loyalty game: Their cheers reflect their sense of belonging.

Trust-but-verify is replaced by rowdy adoration. Those who refuse to applaud are traitors, and any statement of fact becomes a declaration of belonging.

When political participants become fans, their primary goal is to make sure their opponents will never come to power. Populists encourage this mindset—and in their most romantic vein, the liberal ’89ers manage to replicate it.

Populists encourage this mindset—and in their most romantic
vein,the liberal ’89ers manage to replicate it.

In trying to make sense of the current “illiberal moment,” Applebaum frames the
choices intellectuals face today as similar to the ones faced by the men of letters in France during the Dreyfus Affair—nationalists versus cosmopolitans, democrats versus authoritarians. You can sense in this framing an ’89er’s nostalgia for the illusionary moral clarity of the Cold War. But while this frame has mobilizing power and gives us a sense of purpose, it blurs the major challenge Western liberalism is facing today—how to uphold Western universalism while Western power is in decline. Will the West remain devoted to free markets if non-Western economies become more competitive? Will the West remain devoted to free elections if they bring to power anti-Western regimes? Is the democratic majoritarianism of leaders like Orban anti-democratic—or does it represent the dark side of democracy we are uncomfortable talking about?

What the pandemic made clear is that the return to the ideals of 1989 cannot be the point of departure when it comes to reforming the world. In this sense, Applebaum’s passionate defense of liberalism is strongest when it recognizes that liberals must be ready to reinvent it. They should start by questioning some of the self-evident truths of 1989.

Ivan Krastev is the chairman of the Centre for Liberal Strategies in Sofia and a permanent fellow at the Institute for Human Sciences in Vienna.

This entry was posted in Uncategorized. Bookmark the permalink.

1 Response to Sự Lãng Mạn Bi Thảm Của Một Người Trung Niên Với Chủ Nghĩa Tự Do Tây Phương

  1. Pingback: “Hãy Làm Bể Sọ Chúng!”- Andrew Naughtie | VTMP

Leave a comment