-
Archives
- May 2023
- February 2023
- January 2023
- December 2022
- November 2022
- October 2022
- August 2022
- May 2022
- April 2022
- February 2022
- January 2022
- December 2021
- November 2021
- October 2021
- September 2021
- August 2021
- July 2021
- June 2021
- May 2021
- April 2021
- March 2021
- February 2021
- January 2021
- December 2020
- November 2020
- October 2020
- September 2020
- August 2020
- July 2020
- June 2020
- May 2020
- April 2020
- January 2020
- November 2019
- July 2019
- May 2019
- April 2019
- February 2019
- January 2019
- November 2018
- September 2018
- May 2018
- April 2018
- March 2018
- February 2018
- December 2017
- November 2017
- July 2017
- June 2017
- May 2017
- April 2017
- March 2017
- February 2017
- January 2017
- December 2016
- November 2016
- September 2016
- August 2016
- July 2016
- June 2016
- May 2016
- April 2016
- February 2016
- January 2016
- December 2015
- November 2015
- October 2015
- September 2015
- August 2015
- July 2015
- June 2015
- May 2015
- April 2015
- March 2015
- February 2015
- January 2015
- December 2014
- November 2014
- October 2014
- September 2014
- August 2014
- July 2014
- June 2014
- May 2014
- April 2014
- March 2014
- February 2014
- January 2014
-
Meta
Kho Sách Cũ
Posted in Uncategorized
Leave a comment
Bốn tám năm trôi qua…

Nhà dân nay tan tành
nhà nước ủi thật nhanh
Còn chỗ nào để tránh
Nắng gắt, mưa lạnh tanh
Nhỏ, xấu cũng là nhà
Ai lên tiếng kêu ca
Ngay cả những người già
Cũng bi bắt đi xa…
Dẫu tàn phế, hết “tươi”
Dân nghèo ấy cũng người!
Sao tham lam lấy đất
Làm dân chết xong cười!!!
Cướp đất để đem bán
Bao dân nghèo lang thang
Nhờ ơn bác và Đảng
Coi dân thua chó hoang!
Theo gương xưa của bác
ủi, ép dân tan nát
sao cho có nhiều bạc
Để tiêu xài như rác!
Nếu dân viết điều này
Lại bị bắt, còng tay
Phải làm ngơ dẫu thấy
Bao áp bức dọa đày
Cộng sản thay thực dân
đánh cướp, giết lần lần
bất công cùng bất nhẫn
theo mãi kiếp cùng bần…
Bốn tám năm trôi qua
“Quan” xây dinh, xây “nhà”
Chẳng còn ai xa lạ
Hệ thống cướp lan xa
Ai khiến dân nổi trôi
Ai cướp giết lâu rồi
Một ngày ….đời thay đổi
Ác nghiệp sẽ theo thôi!
Minh Phượng
Xin xem những bài viết sau đây về việc lấy đất của người dân thật dã man trong hơn một thập niên qua…
Posted in Uncategorized
Leave a comment
Tiệc Tân Niên với thầy cô QGNT- Dạy với lòng thương thì KHÔNG cầm thước!
Ngày thứ bảy 12 tháng 2, P lại được hưởng niềm hạnh phúc vô biên là gặp lại thầy cô của ngôi trường thân yêu QGNT ngày xưa tại một buổi tiệc trưa thân mật ở QT Food Court, ở Garden Grove, để mừng năm mới.

(Thầy Phu, anh Chiến và chị Kim Khánh lúc chưa đến…)
Hiện diện tại buổi tiệc có Thầy Nguyễn Lộc Thọ, thầy Phạm văn Phu, cô Võ Kim Sơn, cô Hoàng Mai Dung, cô Nguyễn thị Hòa, và cô Nguyễn thị Chương cùng phu quân cô là thầy Sang từ Anh quốc qua Nam CA ăn Tết. Học trò thì có anh Trương (người giới thiệu về chỗ họp mặt QT có thức ăn ngon, bãi đậu xe rộng rãi, sạch sẽ, và sân khấu với dàn karaoke để ai muốn hát thì hát), anh Trịnh Hoài Nam, anh Yến, Phụng, anh Thừa, anh Chiến, chị Kim Khánh và Phượng.
Không lời nào có thể tả được hết niềm vui sướng, hân hoan của mình khi được gặp lại quý thầy cô kính yêu, từ bao năm nay vẫn tràn đầy tình thương mến học trò cũ, những đứa trẻ bị mất cha, hoặc có cha tàn phế trong chiến tranh.
Đầu tiên, thầy Sang lên chúc “Tết” muộn đến quý thầy cô và quý anh chị QGNT hiện diện hôm đó . Thầy cũng hát tặng mọi người nghe nhiều bản nhạc rất hay của những năm xưa như bài “Greenfield và bài “Mesame Mucho”.
P vui thật vui khi được gặp lại cô Chương. Cô luôn hân hoan, sốt sắng tham dự những cuộc họp mặt của CHS QGNT, trong bất cứ chương trình, sinh hoạt hay ĐH nào. Tháng 5 sắp đến, thầy cô cũng sẽ tham dự toàn bộ chương trình du ngoạn, với gia đình QGNT, trước và sau ĐH 2023. Nhớ hoài lúc cô đến chung vui với lều của QGNT trong khi còn đau chân, phải đi từng bước một với xe chống, mà cô cũng chịu lên bục hát với học trò cho đông, cho “hùng” hơn vì lều mình ít người. P vẫn còn giữ mãi chiếc áo thật đẹp cô cắp nắp mang qua từ bên Anh để tặng cho mình khi lần đầu đến họp mặt tại nhà P nhân dịp đầu Xuân từ gần chục năm nay… Xin cảm ơn thầy và cô Chương luôn đến với chúng em, với nhiều mến thương chân thành.

Nghe cô Sơn kể chuyện cô dạy học trò làm thí nghiệm về việc cây cần ánh sáng của mặt trời bằng cách trồng hành, và dùng giấy carbon để làm ống, đục lỗ cho ánh sáng vào hành, P thật khâm phục sự tận tụy và sáng kiến quá chừng hay của cô. Cô cũng kể chuyện về quý thầy cô khác, về những người đồng nghiệp đầu tiên được dạy tại QGNT trong thời gian đó, thật vui và thân tình.
Cảm động nhất là khi cô nói cô đã “nổi tiếng” về chuyện lý luận, xin với ban giám đốc nhà trường và quý thầy bỏ việc cầm cây thước trong lúc dạy, vì cô nói học sinh đã không còn cha, các em cần tình thương hơn là sự đe nẹt, biểu lộ uy quyền qua cây thước, và cô cũng xin thầy giám thị đừng bắt học trò quỳ trước cột cờ nếu đến trường trễ vì cô nói có rất nhiều học sinh phải đến trường từ Hóc Môn, bằng xe buýt, mà xe thì đến chậm hay mau tùy theo số khác lên xuống, bắt mấy em bị phạt như vậy rất tội nghiệp…Cô cũng kể chuyện hồi cô học Marie Curie, đã không chịu uốn tóc, và chỉ mặc áo dài trắng chứ không mặc áo đầm ra sao. Nghe chuyện cô lý luận, đối đáp với các bà “sơ” người Pháp lúc ấy về chuyện không uốn tóc vui thiệt là vui, nhất là những đề nghị khai phóng, nhân hậu cùng việc tận tụy và ưu ái trong việc dạy học trò nghèo, mất cha ra sao càng khiến P nghe tăng thêm niềm kính mến vì kinh nghiệm hiếm có với cái tâm bác ái, cùng một khối óc minh mẫn, và sự dũng cảm khác thường của cô. Kính cảm ơn cô, cảm ơn đời đã cho chúng em có được những ân sư như cô.
Thầy Thọ với cô Kim Sơn là bạn thân từ mấy chục năm qua, từ thời còn dạy chung ở viện giáo dục QGNT. Thật cảm động vô cùng khi nghe thầy hát một bài do chính thầy sáng tác, nói về tình thương yêu của thầy Phước (người đã vĩnh viễn ra đi trong năm rồi) đã dành cho cô Sơn trong những năm qua.
Thầy Thọ là một trong những vị giáo sư vui vẻ, khôi hài, và thương yêu, gần gũi với học trò nhiều nhất. Có thầy là không khí sôi động, thêm bao tiếng cười giòn tan vì những câu chuyện, những câu nói bông đùa duyên dáng, qua giọng nói chân thật, hiền hòa của thầy. Thầy cũng là một người luôn giữ vũng tinh thần của một chí sĩ, một cựu sĩ quan của VNCH, ngập tràn tình yêu nước, thương nòi…Thầy nói chuyện rất bình dân, nhưng khi viết cho các đặc san của trường, hoặc cho hội đồng hương của thầy, thì thầy viết rất hay, với sự trân trọng từng chữ, từng lời. Hằng năm, mỗi lần tưởng niệm ngày đau buồn 30 tháng tư ở tượng đài chiến sĩ, hay mỗi dịp Tết đến, xuân về, hay tại những ĐH, luôn luôn có thầy đến với học sinh. Khi có chuyện ủng hộ, cứu giúp người nghèo bên VN, hay TPB, thầy cũng là một trong những vị thầy cô luôn sẵn sàng đóng góp thật rộng rãi. Thầy cũng là người luôn sốt sắng đến dự sinh nhật, cưới hỏi của học trò, gia đình học trò, và đám tang, hay lễ tưởng niệm những người đã ra đi trong gia đình QGNT từ hơn 20 chục năm qua. Thầy đúng là người luôn có mặt “trên bốn vùng chiến thuật”, trong tất cả những hoạt động vui buồn của những người con có cha phải hy sinh trong cuộc chiến tranh bảo vệ nền tự do còn phôi thai của miền Nam VN…Lúc chia tay ra về, thầy nói với nụ cười hiền hòa: “cảm ơn con gái!” . Lâu lắm rồi, mất cha hồi còn bé tí. Mất mẹ đã gần 10 năm, mới được nghe tiếng “con gái” mà Má mình hay nói hồi xưa, tự dưng nghe niềm hạnh phúc dâng trào, muốn rơi nước mắt luôn. Con xin cảm ơn thầy thật nhiều.
Thầy Phu cũng là một trong những vị giáo sư luôn sát cánh với các học sinh QGNT trên mọi mặt từ cả chục năm nay. Thầy rất thân tình và luôn vui vẻ, cởi mở, rất thương mến tụi Phượng. Thật cảm động khi thấy thầy ráng đến với mọi người dù thầy bảo thầy giờ rất sợ lái xe, nhất là khi trời chạng vạng tối. P vẫn nhớ mãi những câu chuyện được thầy kể cho nghe lúc dạy ở trường, cũng như sau năm 1975 trong lần có được thầy cùng đi trong phái đoàn Nam CA lên San Jose để dự ĐH QGNT . Và thầy cũng luôn rộng rãi ủng hộ những hội đoàn thiện nguyện nào P từng sinh hoạt chung. Nhớ hoài lần hôi ROF tổ chức tiệc gây quỹ cho người nghèo bên VN, dù rất sợ bị lây nhiễm, thầy cũng đã mang mặt nạ đến trao tận tay P tiền ủng hộ và để chào quý thầy cô khác có mặt trong buổi Gala đó (Thầy Thọ, Thầy Sang, cô Chương, cô Hòa) rồi thầy đi về…Con xin vạn tạ ơn thầy.

Cô Mai Dung từng dạy Phượng Anh Văn trong ba năm liên tiếp ở QGNT (từ lớp 7 đến lớp 9) và cũng là giáo sư hướng dẫn của Phượng cả hai năm lớp 8 (niên khóa 1973-1974) và lớp 9 (1974-1975). Cô rất thương học trò và là một trong những thầy cô mà P kính yêu, mang ơn thật nhiều, và chắc chắn là sẽ nhớ mãi đến trọn cuộc đời mình. Phượng tình cờ gặp lại cô năm 1983 tại đám cưới của người anh bà con cô, mà P là dâu phụ. Mới đó mà đã 40 năm! Cô vẫn luôn thăm hỏi các con Phượng mà cô vẫn còn nhớ rõ từng đứa, với những chi tiết chỉ người thân trong gia đình mới biết được như cháu Sào Nam bị dị ứng ra sao, hay cháu Duy Việt hay mặc áo dài đi hát tại các hội chợ Tết hồi còn bé tí. Cô luôn có mặt tại mỗi khúc quanh vui, hay buồn, (ma chay hay cưới hỏi) trong đời P, và mỗi lần P sinh con, hay đau bệnh, cô từng đến thăm, cho quà, khuyên nhủ mọi điều. Cô cũng là người đến an ủi P và dự đám tang của Má P cả hai ngày luôn, như người thân, ruột thịt trong gia đình. Nghĩa ơn đó lấy gì mà báo đáp cho vừa cô ơi…

Cô Hòa từng là cô giáo dạy Lý Hóa cho anh Chánh của P khi cô dạy bên trường Kỹ Thuật, và cô rất thương cả gia đình P, nhất là Má Phượng, có lẽ vì có một thời gian trong thập niên 80, gia đình cô và gia đình P là “hàng xóm” cùng định cư trong một khu nhà ở Tustin, Nam CA. Cô thương và quý Má P vô cùng, và cũng rất thương anh Chánh (dù hồi nhỏ ảnh hay chọc ghẹo, phá bĩnh trong lớp cô) . Khi Má và anh Chánh mất, cô đều có mặt để an ủi, chia buồn và bây giờ thì cô luôn sốt sắng ủng hộ mọi việc P làm, coi mình như con gái trong nhà. Mỗi năm cô luôn gửi về cho các hội đoàn thiện nguyện, trong đó có chương trình gửi quà cho TPB. Cái lòng thương người của cô thật vô bờ bến, cô thương học trò như chính con mình, và là biểu tượng, tấm gương của một người mẹ luôn chịu đựng, hy sinh và hết lòng ủng hộ cho con cháu trong mọi việc lớn bé. Em không biết lấy gì mà đáp trả lại tấm thịnh tình, ưu ái đó được thưa cô kính mến.

Tuần trước, sau khi hát ở viện dưỡng lão và dạy computer cho quý vị cao niên xong, P có ghé thăm cô Hòa, rồi thăm thầy Lượng trước khi về nhà. Thầy Lượng bị liệt nửa thân mình từ năm 1975, vì một tai nạn tại phòng thực tập công kỹ nghệ lúc còn dạy ở QGNT. Thầy rất thương học trò, và cũng như quý thầy cô mà P có được niềm hạnh phúc quen biết trong thân tình qua những lần họp mặt, thăm hỏi, Thầy Lượng luôn ủng hộ rộng rãi cho mọi sinh hoạt của gia đình QGNT, nhất là khi có quý thầy cô hoặc học sinh nào lâm cảnh nguy nàn, bệnh tật. P vẫn nhớ, cảm nghĩa ân sâu, cái lòng thương yêu bao la của thầy khi thầy và con trai đến viếng tang Má P gần 10 năm về trước, tuy phải dùng xe lăn thật khó khăn. Thầy coi mình như con cái trong nhà, dù P chưa được học với thầy một ngày nào bên VN…Vì biết thầy không đi lại dễ dàng, nên thỉnh thoảng P ghé thăm, và hát cho thầy nghe (sau khi hát ở các viện dưỡng lão và dạy lớp computer xong) vì thầy ở ngay trong trung tâm của phố Bolsa. Năm nay, P đến thăm thầy đúng rằm tháng giêng, thầy cô cũng đã cho P xôi, chè đem về cúng Phật, và chả giò chay để cúng Má P…và còn “lì xì” cho P nữa chứ! Thầy bảo thầy không đến được, nhưng thầy gửi lời thăm và chúc mọi điều bình an đến tất cả quý thầy cô và ACE QGNT. Con xin kính tạ ơn thầy và cô thật nhiều luôn ban cho con cái cảm giác đứa con ở xa, lâu ngày được về thăm cha mẹ…
Tuy đến hơi trễ vì bận bịu công việc, chị Kim Khánh cũng đến và “đãi” quý thầy cô và những người còn ở lại đến phút cuối món sinh tố rất đặc biệt của một quày hàng trong chỗ họp mặt. Chị cũng giúp vui với hai bản nhạc thật dễ thương với tiếng hát ngọt ngào, dịu dàng của chị. Xin cảm ơn chị Kim Khánh thật nhiều, và mong luôn được gặp lại chị trong những sinh hoạt của gia đình QGNT thân yêu của chúng ta.
Thật không lời nào có thể tả cho hết được niềm hân hoan, cảm động và thương kính đối với thầy cô của P, khi nhìn những mái tóc bạc phơ, hoặc muối tiêu, thầy trò không mấy khác, vui đùa chuyện trò thân mật bên nhau.
Lần nữa, xin cảm ơn tất cả quý thầy cô, quý anh chị đã nhín thời giờ quý báu để đến chung vui với nhau nhân dịp đầu năm. Xin chúc tất cả một năm mới bình an, mọi điều như ý .











Minh Phượng
Và đây là bài viết về buổi họp mắt tất niên năm rồi với quý thầy cô, anh chị QGNT:
Chút Tâm Tình về buổi Tất Niên – QGNT Nam CA
Posted on January 25, 2022 by VTMP
Ngày thứ bảy, 22 tháng 1, 2022 là buổi họp mặt Tất Niên của Thầy Cô và cựu học sinh QGNT ở ngoài công viên vì không dám làm trong nhà, hay ra nhà hàng….Trước đó vài hôm nghe tin … Continue reading →
Posted in Uncategorized
Leave a comment
BỎ TẾT ĐỂ… VĂN MINH.
Thiếu Khanh FB
Mấy hôm nay trên mạng xã hội Facebook xuất hiện câu hỏi của nhà thơ Tung Nguyen (Bác sĩ Nguyễn Đức Tùng đang sống ở Canada) người hơn mười năm trước đây đã phỏng vấn nhiều nhà thơ trong nước, và xuất bản thành tác phẩm “Thơ Đến Từ Đâu.” Câu hỏi:
“Có ý kiến của Võ Tòng Xuân và những người khác bỏ Tết âm lịch, để cho văn minh. Tôi thấy không đúng. Không biết các bạn nghĩ sao?”
Ông Võ Tòng Xuân là một Giáo sư, Tiến sĩ, Nhà giáo Nhân dân, Anh hùng Lao động, từng là hiệu trưởng nhiều trường đại học ở miền Tây. Chuyện ông giáo sư vận động bỏ Tết âm lịch này không phải mới đây. Năm 2005 ông đăng trên báo chí một bài viết “Tết Hội Nhập” kêu gọi bỏ Tết cổ truyền để ăn Tết Tây. Lý do được đưa ra là người Việt nghỉ Tết Ta quá nhiều ngày, quá lãng phí thời gian và của cải của xã hội, với nhiều tập quán lỗi thời, không văn minh.
Số người phản đối ý kiến này rất đông, nhưng cũng có người hưởng ứng, thậm chí có người “vẽ” thêm những lý do khác như Tết Ta là Tết của Tàu không phải Tết truyền thống của người Việt, và rằng muốn hội nhập kinh tế với thế giới thì ta phải bỏ Tết Ta để ăn Tết Tây cho phù hợp với thời đại văn minh, để đất nước có cơ hội phát triển, vân vân.
Các lý do sau này không phải do giáo sư Võ Tòng Xuân đưa ra, chỉ là của một vài kẻ ăn theo nói leo, không hiểu mình nói điều gì. Tuy vậy, suốt 17 năm qua, cứ mỗi lần Tết sắp đến trên mạng xã hội Facebook lại có người xới vấn đề này lên. Nhưng trong số những người bài bác hay ủng hộ ý kiến của giáo sư Võ Tòng Xuân dường như chưa có một nhà nghiên cứu văn hóa văn minh nói chung nào lên tiếng. Tức là cần có những người có thẩm quyền tri thức về tất cả các mặt liên quan của vấn đề như văn hóa, kinh tế, xã hội, chính trị, vân vân, để có thể nói lời quyết định, chung cuộc (to have the final say). Vì ngay cả vị Giáo sư tiến sĩ, Nhà giáo Nhân dân, hiệu trưởng nhiều trường đại học như giáo sư Võ Tòng Xuân vẫn còn lẫn lộn giữa Tết cổ truyền và cách người ta ăn Tết. Ông gộp chung hai thực thể này làm một rồi bực bội, chán nản, đòi bỏ Tết cổ truyền, một trong những sự kiện quan trọng trong năm biểu lộ nhiều nhất tinh thần (hay bản sắc?) dân tộc.
Tết chỉ là một mùa tiết như các mùa tiết khác trong năm. Chỉ vì mùa tiết này xảy ra và đánh dấu trọn một vòng quay của trái đất quanh mặt trời, kết thúc vòng quay cũ, bắt đầu vòng quay mới của hành tinh Trái Đất trong không gian, tự nó không xấu hay tốt, không văn minh hay hoang dã gì cả. Con người không thể gạt bỏ hay thay đổi sự kiện này được. Người ta có thể xóa bỏ, thay đổi, hay sửa chữa cách đón nhận sự kiện này mà thôi. Và đó không phải là chuyện khó.
Một số dân tộc trên thế giới có tập quán đốt pháo ngày Tết. Nhưng người Việt đốt pháo suốt năm trong mọi dịp quan hôn tang tế, nhất là trong những ngày Tết. Tập quán này tiêm nhiễm từ văn hóa Tàu trong thời Băc thuộc, gần như trở thành một phong tục và kéo dài hàng ngàn năm. Thế mà đến đầu năm 1995, thời Thủ tướng Võ Văn Kiêt, thay vì cấm người ta cưới hỏi, cấm người ta ăn Tết, nhà nước có lệnh cấm đốt pháo. Tiếng pháo dứt ngay và luôn từ đó. Vẫn cưới hỏi, vẫn ăn Tết, nhưng không có tiếng pháo. Không những người ta không dám đốt pháo nữa mà còn không dám sản xuất, tàng trữ hay vận chuyển pháo. Những người vi phạm sẽ bị phạt, thậm chí có thể bị tù. Ý kiến của giáo sư Võ Tòng Xuân không chính xác, thay vì kêu gọi /đề nghị tổ chức cách ăn Tết hợp lý ông lại đòi hỏi điều không thực tế là bỏ Tết cổ truyền, một sự kiện thiêng liêng của dân tộc đã có từ nhiều ngàn năm qua, thay bằng Tết Tây, một sản phẩm văn hóa ngoại lai phục vụ một số thị dân đã ít nhiều hỏng chân khỏi nền tảng dân tộc. Lời kêu gọi của ông giáo sư đã kéo dài 17 năm mà không có kết quả.
Ý kiến của giáo sư Võ Tòng Xuân tưởng là nhắm vào lợi ích kinh tế và giúp cải tạo kinh tế của đất nước, mà bỏ qua hay không biết đến các giá trị tinh thần cực kỳ quan trọng của người dân Việt. Ông không biết Tết là một dịp không những để người ta sau một năm dài bươn chải làm ăn khắp nơi trở về sum họp với gia đình mà còn là dịp sum họp tinh thần giữa người sống và những người thân yêu đã qua đời; để con cháu cúng kính nhắc lại công ơn tổ tiên, ông bà cha mẹ đã khuất núi. Đó cũng là dịp người trong xóm làng thăm hỏi lẫn nhau, biểu lộ tình làng nghĩa xóm. Ngày Tết đâu phải chỉ để ăn và chơi như ông có thể nhìn thấy qua lớp trẻ con hay lớp thanh niên mới lớn bị văn hóa ngoại lai “bắt làm con tin.”
Mấy năm gần đây, ngày Tết dương lịch được tổ chức rôm rả với nhiều trò vui chơi và màn bắn pháp hoa ở các thành phố lớn, nhưng nhiều ngày trước đó có người Việt nào cảm thấy lòng mình rộn ràng náo nức, quét dọn sơn phết nhà cửa, lau chùi đánh bóng đồ thờ tự để “đón rước ông bà” dịp cuối năm và đầu năm mới không? Có ai đi làm ăn xa nôn nóng thu xếp công việc để về xum họp với gia đình trong Tết dương lịch không? Không có. Tuyệt nhiên không. Trái lại, người ta chỉ coi đó là những ngày nghỉ lễ, để nghỉ ngơi hay đi chơi bời đây đó. Nó là một sự kiện văn hóa ngoại lai, không tạo ra một rung động tinh thần nào trong tâm tư người Việt.
Lý lẽ của Giáo sư Võ Tòng Xuân kêu gọi bỏ Tết âm lịch là: người ta nghỉ việc để ăn Tết lâu quá, các hoạt động kinh tế ngưng trệ và các cơ hội có thể vuột qua không được nắm bắt. Nhưng ông giáo sư không nhận thấy Tết là một dịp cho hầu hết các ngành hoạt động kinh tế trong nước tăng năng suất lao động, tăng lượng sản phẩm hàng hóa để đủ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của người dân “trong ba ngày Tết.” Những năm gần đây nhà nước có xu hướng cho người dân nghỉ lễ dài ngày. Những ngày lễ lớn, như Tết Dương lịch, 30/4 và 1/5 nhà nước “xoay sở” thế nào đó để người dân được nghỉ tối thiểu 4 ngày. Ngày Tết cổ truyển người dân được nghỉ đến 8 – 9 ngày hoặc có thể lâu hơn. Đó là một cách kích cầu kinh tế. Người dân có được nhiều ngày nghỉ, họ mới đi du lịch nơi này nơi kia, có dịp ăn tiêu mua sắm, giúp thúc đẩy sự sản xuất và tiêu thụ hàng hóa trong nước, kinh tế mới có cơ hội phát triển, ngân sách nhà nước mới có tiền.
Giáo sư Võ Tòng Xuân là một nhà trí thức lớn, không ai nghi ngờ trình độ tri thức của ông về chuyên môn. Ông rất giỏi về cây lúa. Nhưng khi ông đề nghị bỏ Tết âm lịch để được văn minh, thì e có điều gì đó đáng ngờ về trình độ nhận thức của ông về… văn minh.
VĂN MINH là gì?
Văn Minh (文 明) là hai từ Hán Việt, thường được sách vở định nghĩa:
Văn (文) : là vẻ đẹp.
Minh (明) : Sáng, như trong sáng, sáng suốt.
Tóm lại: Văn minh là vẻ đẹp trong sáng. Nhưng nói như thế thì mơ hồ quá.
Tiếng Anh, “văn minh” là (being) civilized. Theo Từ điển Longman Dictionary of Contemporary English, “a civilized society is well organized and developed, and has fair laws and customs” (một xã hội văn minh được tổ chức và phát triển tốt, có luật pháp và phong tục công bằng.)
Nước ta có phải là “một xã hội được tổ chức và phát triển tốt, có luật pháp và phong tục công bằng” không? Cho dù có điều gì không được như thế, nguyên nhân cũng không phải là do ăn Têt cổ truyền.
Còn một nền văn minh (civilization) được từ điển Wikipedia định nghĩa: “is a complex society that is characterized by urban development, social stratification, a form of government, and symbolic systems of communication (such as writing)” (Một nền văn minh là một xã hội phức hợp với đặc tính là có sự phát triển đô thị, phân tầng xã hội, có một hình thức chính quyền và các hệ thống mang tính biểu tượng để giao tiếp (chẳng hạn như chữ viết)
Hãy xem, xã hội chúng ta:
Có phát triển đô thị không? -Có.
Có phân tầng xã hội không? -Có.
Có chính quyền không? -Có.
Có chữ viết để giao tiếp không? –Có
Thế thì xã hội Việt Nam đã có văn minh mặc dù ăn Tết âm lịch.
Từ điển Tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên) định nghĩa: “Văn minh 1. d. Trình độ phát triển đạt đến một mức nhất định của xã hội loài người có nền văn hóa vật chất và tinh thần với những đặc trưng riêng.”
Theo nghĩa này, Việt Nam đã là một nước văn minh chưa? Tết cổ truyền có phải là một sản phẩm “văn hóa tinh thần với những đặc trưng riêng” của Việt Nam không? Sao phải gạt bỏ một “tài sản ‘tinh thần với những đặc trưng riêng,” như Tết cổ truyền, thì mới văn minh?
Một số người hưởng ứng lời kêu gọi của giáo sư Võ Tòng Xuân “hô hoán” rằng Tết âm lịch là Tết của Tàu, ta không nên theo văn hóa của kẻ thù phương Bắc. Những kẻ này chỉ nhìn thấy Tàu ăn Tết âm lịch giống ta nên tưởng ngày Tết là của Tàu. Nếu biết trong sách Lễ Ký chính Khổng Tử đã xác nhận “Tết là lễ tục của người Man,” thì hẳn họ phải nghĩ ngược lại. “Người Man” hay Nam Man là từ trịch thượng mà người Tàu thời thượng cổ gọi người Việt. Có thể nói theo cách hiện đại: Sách Lễ Ký của Không Tử viết: “Tết là lễ tục của người Việt”
Nhưng có phải âm lịch là lịch của Tàu không? Thứ lịch mà ngày nay người Việt và người Tàu đang dùng, và ngày Tết dựa trên lịch này gọi là Tết âm lịch, nên nhiều người tưởng ta dùng lịch của Tàu. Thực ra, nó không phải lịch của người Tàu mà cũng không phải hoàn toàn là âm lịch.
Âm lịch (Lunar calendar) là lịch pháp dựa trên sự chuyển động của mặt trăng quanh trái đất trong 29,5 ngày (gần một tháng). Dương lịch (solar calendar) là lịch pháp tính toán theo sự chuyển động của trái đất vòng quanh mặt trời trong khoảng thời gian 365 ngày và ¼ ngày (một năm). Lịch mà ta và Tàu dùng ngày nay là sự kết hợp tài tình và kỳ diệu của Âm lịch và Dương lịch, tính toán và phối hợp chuyển động biểu kiến của cả mặt trăng và mặt trời, nên được gọi là Âm-dương lịch. Vì Âm-dương lịch là sáng tạo của nền văn minh nông nghiệp để phân định đúng mùa tiết, thời vụ, khí hậu mưa nắng, nóng lạnh, trăng tròn trăng mới ảnh hưởng nước lớn, nước ròng, cho người làm nông nên nó cũng được gọi là Nông Lịch.
Tiến sĩ Lê Mạnh Thát (Thiền sư Thích Trí Siêu) trong Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam, và tác giả Nguyễn Lang (Thiền sư Thích Nhất Hạnh) trong Việt Nam Phật Giáo Sử Luận cho rằng vào thời đại Hùng Vương người Việt có thể đã dùng lịch pháp Ấn Độ.
Ấn Độ và khu vực Đông Dương, nhất là nơi sau này là Việt Nam, là quê hương của cây lúa nước. Người Việt là một trong những chủ nhân sớm nhất của nền văn minh nông nghiệp trong đó có nền văn minh lúa nước. Nông lịch là kết tinh tri thức của nhiều thế hệ người làm công việc trồng trọt để làm đúng mùa vụ, phù hợp thời tiết, và bảo đảm năng suất sản phẩm của mình.. Trong khi đó người Tàu vốn thuộc nền văn minh du mục, họ có thể dùng Dương lịch (solar calendar) để biết ngày nào trong tháng, tháng nào trong năm thôi, họ có cần nông lịch làm gì đâu! Thế nên thứ nông lịch người Tàu đang dùng hiện nay đâu phải là sản phẩm do tổ tiên họ phát minh! Cho nên dù ở sát nách họ, và bị họ đô hộ, nhưng ta không “mượn” lịch của họ. Có người “bạo miệng” nói: khi chuyển sang định cư làm nông nghệp, người Tàu đã cướp lịch pháp của người Viêt, tuy có vẻ “nói khống” vô bằng, nhưng xác suất đúng có lẽ không phải là bằng không.
Âm dương lịch, tức thứ nông lịch ta đang dùng không phải là lịch của Tàu đâu, yên tâm rồi nhé.
Còn những kẻ to tiếng cho rằng “muốn kinh tế hội nhập với quốc tế thì Việt Nam phải bỏ ăn Tết cổ truyền để ăn Tết Tây” như nhiều quốc gia giàu có hùng cường trên thế giới, thì ở trên tôi gọi họ là người thuộc dạng ăn theo nói leo, không hiểu mình nói gì. Họ thường lấy nước Nhật làm ví dụ. Nước Nhật sau khi bại trận trong thế chiến II, đã không mất nhiều thời gian để phục hồi sức mạnh kinh tế, và nhanh chóng trở thành nền kinh tế lớn thứ hai sau nước Mỹ. Tôi cho rằng với tinh thần yêu nước, tinh thần kỷ luật và ý chí tự cường của người Nhật, dù ăn Tết Tây, tết Tàu gì họ cũng vẫn trở thành một quốc gia giàu mạnh như thế. (Hiện nay tuy bị Trung Công giành vị trí thứ hai, nhờ tổng gộp GDP trên gần một tỷ rưỡi dân, nhưng thực chất GDP bình quân đầu người Trung Quốc năm 2020 chỉ vào khoảng 10.500 USD, trong khi GDP bình quân đầu người của Nhật năm 2020 là 41.637 Đô la Mỹ). Ăn Tết Tây chỉ là một sự tình cờ trùng hợp, chớ không phải là nguyên nhân mang lại sự hưng thịnh cho họ. Những người lấy nước Nhật làm gương về chuyện ăn Tết Tây đã cố tình làm ngơ không đề cập đến Triều Tiên.
Cho đến năm 1989, Triều Tiên cũng ăn Tết dương lịch như các nước Tây phương, và họ “hội nhập kinh tế và giàu có” ra sao thì không nói ai cũng biết. Từ năm 1989, Kim Jong-Il quay lại ăn Tết âm lịch cho đến nay. Tình trạng vẫn vậy, Triều Tiên không nghèo hơn. Trong khi đó Đài Loan và Nam Hàn ở ngay bên cạnh (và Singapore nữa) vẫn ăn Tết âm lịch từ xưa cho đến nay, ai nói họ không “hội nhập”? Trung Cộng, quốc gia gần một tỷ rưỡi dân sắp hất Mỹ ra khỏi vị trí kinh tế hàng đầu thế giới để chiếm chỗ, cũng vẫn ăn Tết âm lịch đó. Thì sao?
Ở Châu Âu, cho đến khi khi bức tường Berlin sụp đổ các quốc gia Đông Âu vẫn ăn Tết dương lịch theo truyền thống Tây phương từ hàng ngàn năm trước, nhưng kinh tế vẫn lẹt đẹt, người dân trong nước vẫn nghèo đói thiếu thốn. Chỉ sau khi bức tường Berlin sụp đổ, họ trở lại và gia nhập Liên hiệp Châu Âu thì mới khá lên được.
Vấn đề không phải là ăn Tết âm lịch hay dương lịch. Vấn đề nằm ở chỗ khác. Đất nước giàu hay nghèo, tiến bộ lay lạc hậu, cường thịnh hay suy nhược là do tài năng lãnh đạo của những người điều hành đất nước, và do thể chế chính trị có thuận tiện hay không.
Năm ngoái, bình luận dưới một bài viết trên Facebook (không nhớ của ai) có tựa đề: “Muốn kinh tế hội nhập cần bỏ tết âm lịch,” tôi đã viết:
“Nói bỏ tết âm lịch để kinh tế hội nhập với thế giới thì cũng ngây thơ như nói sửa hướng bếp theo phong thủy hay đặt hướng mồ mã để phát giàu sang vậy.”
Một người bình thường dốt nát có thể nói như thế, nhưng một giáo sư Tiến sĩ thì không nên.
TK.
Posted in Uncategorized
Leave a comment
Sẻ Chia Ngày Tết với Chung Quanh…
Năm nay, như mọi năm, vài tuần trước Tết, sau khi đi dạy về, P cũng lăng xăng dọn dẹp, mua hoa quả chưng bàn thờ, mua rau cải để nấu thức ăn chay cúng kiến ông bà.



P còn hăng hái mua lá chuối để gói bánh chưng bánh tét chay cúng ba ngày Tết (và sau đó còn có nhiều bánh để đem vào trường “khoe” và mời các thầy cô, học trò ăn Tết với mình cho vui…)






Nhưng đến gần tết, thì …buồn năm phút vì vài người thân trong gia đình bị dính Covid, dù đã chích ngừa đầy đủ…Chuyện họp mặt, tề tựu cho đông đủ như những năm trước đây giờ chỉ có hai gia đình, hai chị em và hai đứa con P với một đứa cháu (con gái chị Thơ từ xa về)…
Giao thừa xong bên ấy…
Ba mươi Tết nơi này
thời gian như vó ngựa
Trân trọng mỗi phút giây
Việc cùng nhau cúng bái ông bà và “chúc Tết chung” rốt cuộc chỉ có được vỏn vẹn 6 người (3 già, 3 trẻ) thay vì mấy chục người như hồi các cháu còn nhỏ, chưa đi xa, chưa lập gia đình xa hoặc bị Covid chiếu cố như năm nay…






Tuy ít người, chị em P cũng đã ráng giữ những “thủ tục” chúc Tết, cúng kiến ông bà như hằng mấy chục năm nay, ở nhà, đi chùa, v.v… và cũng cười đùa, trò chuyện với nhau để có những phút giây sum vầy bên nhau, vui như Tết! Cái đầu lân P làm cho các con chơi cách đây khoảng 20 năm cũng được các cháu lôi ra “múa” thật nhộn với nhau …
Tết thì chỉ có vui! Không được buồn! Đó là điều P nhớ thường nghe người lớn nói hồi nhỏ! Và ông bà mình cũng hay nói rằng những gì xảy ra trong đầu năm thì thường có cái “huông”, sẽ thường xuyên xảy ra trong năm đó! Năm nay họp mặt gia đình thật ít người, cầu mong chỉ là “ngoại lệ”…
Và đương nhiên là không được khóc, không được “chửi chó mắng mèo” không nói xấu ai, không làm ai buồn, không được có vẻ mặt như “đưa đám” ở bất cứ nơi đâu hết! Cái này tương đối không khó lắm với P vì mình vốn dĩ hay cười, cứ tự nhiên “toe thị toét” là khỏe re!
Sau này các con P biết mình hay “cữ kiêng” nên chúng cũng thường giúp P dọn dẹp trước Tết, và luôn nói cười vui vẻ với nhau trong những ngày đầu năm, tuy hồi còn nhỏ, chúng thường thắc mắc và chọc ghẹo mình: “Mẹ, ngày mồng một mẹ không đi làm, con không đi học, vậy cả năm mình…cứ ở không hết sao mẹ? ”
Ngày mồng một, cúng Phật và ông bà ở bàn thờ trong nhà mình xong, P và gia đình khá ít ỏi của mình cùng đi chùa, lễ Phật, cầu nguyện cho mọi nơi, mọi người được nhiều niềm vui và bình an trong năm mới…



Ngày mồng ba Tết, thể theo lời yêu cầu của một số thầy cô trong trường, P cũng đã tổ chức một buổi tiệc mừng Xuân ngay trong lớp mình, sau giờ tan trường. Có rất nhiều thầy cô, và ban giám đốc trong trường (bà hiệu trưởng, ông hiệu phó, bà quản thủ thư viện, v.v…) đã hăng hái ghi danh tham dự và giúp mang thêm thức ăn, thức uống cho Tết năm nay. Ban giám đốc trường còn hùn tiền, mua bao lì xì đỏ để lì xì học sinh và những thầy cô nào có mặt hôm đó nữa. Tiếc rằng vào phút chót, ông hiệu phó đã không thể đến được vì phải giải quyết một trường hợp kỷ luật không vui, đã đột nhiên xảy ra trong trường hôm ấy…



Mọi người, nhất là các học sinh đã rất thích thú khi nghe mình kể sự tích bánh dầy bánh chưng, nghe P nói về ý nghĩa của ngày Tết, cũng như những tục lệ, hoa quả chưng trong nhà, hay khi cúng giao thừa…Sau khi nghe P “giảng” về Tết xong, mọi người đã vui vẻ ăn thử bánh P làm, một số học sinh và cô giáo múa lân, và sắp hàng, chúc Tết, để được phong lì xì của ban giám đốc. Thiệt là vui như Tết luôn!



Điều vui nhất là một số học sinh cũ của P cũng đã mặc áo dài tham dự, chúc Tết



Vui hơn nữa là P còn được một học sinh rất giỏi, sinh trưởng ở đây, nhưng cha mẹ gốc người Việt vẽ tặng P hai tấm thiệp thật dễ thương. Thật cảm động vô cùng vì cô bé bảo là vẽ P, mặc áo dài, có khăn đóng, và có mặt giống như con …miu miu, dễ thương ghê nơi! Hỏi sao mà mình không mê nghề dạy!


Thật cảm động khi có một cô bạn vong niên, người Mễ trong trường (cũng dạy nghành khoa học) đã mua tặng P một chiếc T-shirt để mặc mấy ngày Tết . Cô ấy mua trên Amazon, chắc là của Tàu làm, nên có hình con ..thỏ! Tuy vậy, P vẫn cảm kích và biết ơn vô cùng tấm lòng và sự tỉ mỉ của cô bạn này.


Tuần sau đó, mồng 7 tháng Giêng, P và con trai xúng xính áo dài đi hội chợ Tết. Chiều cùng ngày, Nam hiện ở xa, nhưng cũng về thăm P một chút với mấy người bạn Mỹ, và đã dẫn bạn đi xem hội chợ cho biết. Nam bảo các bạn Nam thích lắm khi Nam kể chuyện cho bạn mình nghe về ý nghĩa ngày Tết, cùng những thức ăn có ý nghĩa ra sao…






Trong YouTube dưới đây, Nam “nổi hứng” hát tại hội chợ Tết một bản nhạc mà mấy anh chị em cháu thường hay hát với nhau mỗi khi có dịp tụ họp. Nam vừa hát vừa diễn tả ý nghĩa bài hát và mời gọi sự góp tiếng, góp lời của khán giả, ngó thiệt là …vui như Tết…
Trước Tết hai tuần, P cũng tham dự và góp tay với hội ROF để tổ chức tiệc gây quỹ mùa Xuân để giúp mua áo mới, lì xì cho các trẻ em mồ côi, nhiều bé lại còn bị tật nguyền, tại các chùa, nhà thờ bên VN…






Và đây là link cho những bài hát xuân P thu năm nay và năm trước
Cầu chúc mọi điều như ý đến tất cả mọi người một năm mới bình an, đủ đầy sức khỏe.
Minh Phượng
Posted in Uncategorized
Leave a comment
Tết và việc “Tưởng Niệm, Vinh Danh”!
Tết Mậu Thân đã cho tôi thấy được qua tin tức thời sự trên TV (dẫu lúc ấy tôi chỉ là một đứa bé lớp 2 tiểu học) là VC dã man, gian ác ra sao! Càng lớn, càng quen biết nhiều gia đình gốc Huế, có người thân bị giết, tôi càng hiểu thêm việc chúng đã nhẫn tâm bắt và chôn sống, giết đi hằng ngàn người vô tội vào những ngày Tết, chà đạp lên phong tục cổ truyền của dân tộc từ ngàn xưa, lợi dụng lòng tin tưởng của quân dân miền Nam về những giao ước ngưng chiến trong ba ngày Tết! Người sống còn thì đau lòng, xót dạ, sống không bằng chết, bị khủng hoảng trầm trọng, có người trở thành mất trí, điên loạn!
Chúng đã lùng bắt, xử tử và chôn sống người ta! Hằng ngàn người trong những ngôi mộ tập thể! Ai sẽ trả lời cho hành động khát máu man rợ đối với chính người dân cùng dòng máu Việt đó?




Giờ thì chính những kẻ đã theo lệnh tên tội đồ dân tộc, làm tay sai cho CS Nga Tàu, nói láo, trơ trẽn, làm lễ tưởng niệm 55 năm “Tổng Tấn Công”, tự xưng, tự vuốt đuôi là đã :”hy sinh, để cứu nước”, “phát triển” Huế vào năm đó!
Tra tấn, hành hạ, pháo kích, giết người, phá sập cầu Trường Tiền, nhà thờ, chùa chiền, trường học, nhà dân, làm cho bao nhiêu trẻ thơ thành mồ côi, mất cha, mất mẹ, rồi giờ tự xưng, tự khoe, tự vinh danh, tưởng thưởng, và nói là đi cứu nước! Những người chết oan không còn lên tiếng được,nhưng người còn sống thì không quên, không thể quên được đâu!
Không bút mực nào có thể tả hết được sự uất hận, bất mãn, kinh tởm cùng cực của tôi lúc này!
Và nếu đã trơ trẽn, đốn mạt đến vậy thì đừng, chớ bao giờ thắc mắc, đặt câu hỏi: “tại sao mấy chục năm rồi mà vẫn không chịu “hòa hợp, hòa giải?”
Minh Phượng
Posted in Uncategorized
Leave a comment
Xin gửi ….

Xin gửi nắng xuân đến mọi miền
Xin niềm thương mến vẫn triền miên
Xin còn tin tưởng bên tâm tịnh
Xin gửi nguồn vui đến bạn hiền
Xin chúc an nhiên giữa vô thường
Xin chân tình trải khắp muôn phương
Dẫu trời ấm nắng hay đang lạnh
Vẫn hít thở vào những mến thương…
Minh Phượng
(Khai bút mồng một trên đường đến chùa)
Posted in Uncategorized
2 Comments
Xuân Đến- Tết về
Xuân đến lá mang lời ước nguyện
Tết về mây dạt dấu chim quyên
Trông về cố quận…còn bao kẻ?
Giữ lại quốc hồn, vẫn vẹn nguyên…
Giây phút giao mùa theo khói hương
Thời gian qua vội bóng vô thường
Cúc vàng, mai thắm khơi bao mộng
Lan, trúc gieo nguồn thương vấn vương
Xin chúc ai ơi …. những nụ cười
Dẫu đời không sáng tựa hoa tươi
Vẫn luôn an lạc theo tâm tịnh
Vẫn gửi yêu thương khắp mọi người
Và chúc nơi nơi hết hận sầu
Thanh bình ….vang khúc hát đêm thâu
tự do, dân chủ trong nhân bản
công lý tràn lan khắp địa cầu
Minh Phượng

Posted in Uncategorized
Leave a comment
Xin Hãy Về Bên Nhau ….
Nhìn danh sách những Thầy Cô, quý anh chị em đồng môn trong trang tưởng niệm, tôi lại ngậm ngùi, đốt nén hương lòng dâng lên những người quá cố.
Vẫn biết đã làm người, ai cũng có lúc phải ra đi, vì sinh tử là lẽ thường, nhưng tôi không thể không buồn khi nghĩ đến những trao đổi tôi đã có với quý thầy cô kính yêu, những người bạn đồng môn đã ra đi vĩnh viễn.
Năm nay, 2023, là đúng 60 mươi năm khi viện giáo dục QGNT Sài Gòn được cắt băng khánh thành. Ngôi trường đã như một căn nhà thứ hai cho rất nhiều anh chị em đồng môn gắn bó với nhau không chỉ vì cùng thầy, cùng bạn mà còn vì màu cờ vàng đã từng phủ quan tài của đại đa số cha chúng tôi, những người đã vị quốc vong thân trong cuộc chiến chống lại sự bành trướng của chủ nghĩa CS. Chúng tôi có cùng số phận mất cha, hoặc có cha đã mất đi một phần cơ thể vì công vụ.
Những lý tưởng chân thành nhất cho quê hương, vẫn vọng vang trong tâm khảm tôi từ mấy chục năm nay, đã hình thành từ những ngày học ở ngôi trường tuy xa nhà, nhưng lại gần gũi nhất trong tim tôi, dù tôi chỉ được học nơi đó có 3 năm, và đã phải xa nó từ ngày mất nước, mất một miền Nam tự do, hiền lành, trong sáng, rạng rỡ tình người miên man, chân chất.
Qua bao thăng trầm, buồn vui trong cuộc sống, những mất mát to tát nhất trong đời tôi luôn có sự an ủi, chia sẻ chân thành của thầy cô, bè bạn từ trường: năm 74, em gái học Trưng Vương của tôi mất, năm 2004 anh trai tôi, cựu học sinh Kỹ Thuật QGNT, và cuối cùng là năm Má tôi từ trần, năm 2013, trong sự thương tiếc vô biên của bao nhiêu người còn lại. Rất nhiều Thầy Cô, bè bạn đồng môn của ngôi trường QGNT đã an ủi, chia sẻ với tôi niềm đau mất mẹ, người đã thay Ba tôi nuôi dạy các con thơ dại cho nên vóc nên hình.
Thâm tình đó làm sao tôi quên?
Tôi cũng không thể nào quên những lời an ủi, khuyên bảo ân cần của nhiều thầy cô, anh chị em QGNT, những người đã từng tin tưởng mến yêu tôi phải xót xa, ái ngại khi nghe chuyện tôi xui xẻo, bị lọc lừa…
Ân nghĩa đó làm sao đền, làm sao đáp lại được?
Qua những mất mát khổ đau, sự thương mến, cảm thông của những người đồng cảnh ngộ, dù chỉ một khoảng thời gian ngắn ngủi dưới mái trường thân yêu QGNT, đã cho tôi thêm niềm tin vào tình người miên viễn, vào tinh thần “tôn sư trọng đạo” và tình anh chị em kết nghĩa keo sơn …
Cái tình ấy không nằm trong những lời khen tụng đầu môi, lấy lệ….
Nó nằm ở những ánh mắt vui mừng, ngập ngừng ngấn lệ hân hoan, khi gặp lại nhau sau bao năm vật đổi sao dời, bao nhớ nhung bởi cách xa, thương tiếc khỏang đời đầy mộng mơ, lý tưởng cao vời….
Cái nghĩa ấy không đến từ những buổi tiệc tùng cao lương mỹ vị, hay nơi nhà cao cửa rộng.
Nó nằm ở sự cảm thông, chia sẻ ân cần tế nhị, khi có người bị ngã ngựa, tang chế, tai nạn bất chợt, rủi ro trong đời.
Từ ngày tìm gặp lại gia đình QGNT, từ năm 2010 đến nay, chưa năm nào tôi không dự ĐH QGNT. Năm nay, tháng 5 2023, ĐH được cử hành tại Texas, và vì lúc đó là tháng cuối của niên học, nên lúc đầu tôi hơi ngần ngại không biết mình có thể “bỏ” học trò một hai bữa để bay qua đó tham dự hay không.
Nhưng khi nhận được cái tin nhắn của cô Thanh Tâm, tôi đã không còn lưỡng lự, phân vân nữa. Tôi quyết định phải tham dự, vì tuy tử sinh vốn lẽ thường, nhưng nếu không đi và mất cơ hội được gặp lại cô Thanh Tâm (một trong những Giáo Sư cho tôi niềm tin mạnh mẽ vào tình thầy trò sâu sắc) chắc tôi còn sẽ vô cùng hối hận nếu không được gặp lại cô, cũng như quý thầy cô khác từ xa về, đa số nay đều đã tuổi già, sức yếu…
Qua bao giông tố, bao đổi thay, lòng vẫn tin có ngày tay lại cầm tay, như bài hát tôi đã viết cho trường vào ĐH năm 2019
Trường xưa…bao nhiệm mầu
Về trong giấc mơ ban đầu
Dù đã xa xôi nhưng lòng sao vẫn nhớ
Trường cũ có Cô thầy
Dìu dắt biết bao ngày
Làm hành trang, theo bên cuộc đời, bên rủi may ….
Trường xưa bao thân tình
Nghĩa Tử một gia đình
Niềm thương miên man theo cùng bao năm tháng
Và nhớ lúc tan trường
Áo bay trắng con đường
Tình thơ ngây, sống mãi trong lòng nhau, chẳng phai…
Bao năm qua lòng vẫn nhớ mãi đến Cô Thầy
Đã ban cho bài học hay
Trong phong ba lòng vẫn tin sẽ có một ngày
Mắt long lanh ta cầm tay, hát vang
Trường xưa chung một nhà
Tình quê mến thương chan hoà
Về đây sau bao năm lìa nhau, xa quá!
Từ khắp bốn phương trời
Cầm tay, chúc nhau đôi lời
Để ngày mai, ghi khắc bao niềm vui, khắp nơi…
Minh Phượng
06/2019
Và xin quý anh chị em hãy cùng chung lòng, trong khả năng của mình, đóng góp với ban biên tập hoặc hiện kim để hoàn thành tập Đặc San, hoặc những bài viết về kỷ niệm vui buồn bên nhau dưới mái trường thân yêu, những tình nghĩa keo sơn sau mấy thập niên cách xa, nhung nhớ.
Bạn cũ gần xa ơi, xin hãy về đây với nhau, để cùng nhau hoài niệm, chia sẻ niềm kính yêu thầy cô, tay nắm tay, tin yêu rạng ngời, và cùng cảm tạ ơn đời vì chúng ta vẫn còn có nhau…
Minh Phượng
Cali, ngày 3 tháng 1, 2023.
Xin xem lại bài viết ĐH 2019…
Posted in Uncategorized
Leave a comment
“Happy New Year”…Trên đống tro tàn cuộc đời…
(Ý nghĩa của bài hát do MP phỏng dịch từ “Happy New Year”, của ABBA. YouTube trên là do MP hát, chỉ đổi một chút ở câu cuối cho hợp với năm mới)
Rượu đã cạn, pháo bông tắt rồi
Còn lại đây
chỉ có anh và tôi
Trong cô đơn và nỗi chán chường
Tiệc đã tàn
mây hôm nay quá xám
không như ngày hôm qua
và là lúc để chúng ta nói
[Điệp khúc]
Chúc mừng năm mới. Chúc mừng năm mới
Mong là chúng ta vẫn có thể thấy được
Một thế giới mà những người hàng xóm là bạn hữu!
Chúc mừng năm mới. Chúc mừng năm mới
Cầu mong tất cả chúng ta vẫn nuôi hy vọng, và cố gắng với ý chí (lý tưởng)
Vì nếu không thì thà là buông bỏ, nhắm mắt xuôi tay!
Đôi khi tôi thấy
Một thế giới “oai hùng” mới hiện ra
Và nó sinh sôi, phát triển
Trên đống tro tàn cuộc đời… của chính chúng ta!
Vâng, con người quả thật ngu ngơ
khi nghĩ cuộc đời vẫn là thơ
vẫn kéo lê những bước chân
trong xiềng xích nặng nề
dù lạc lối, vẫn tiếp tục như thế,
trong u mê…
[Điệp khúc]
Dường như là lúc này
Những giấc mơ trước đây
không còn chi, đã tan rã,
như hoa giấy trên sàn nhà
một thập niên đã qua
mười năm sau
Ai biết được điều gì sẽ xảy ra
Những gì đang chờ đợi chúng ta
Vào cuối năm ba mươi ba
(Chú thích: tôi đổi con số trong câu cuối ’89’ thành ’33’ vì năm nay là năm 23, 10 năm sau là 33)
[Điệp khúc]
Con người ta, đa số, đều thích âm nhạc. Có những bài hát đã đi sâu vào hồn người, và người nhạc sĩ được mến chuộng vì những câu ca, bài hát thể hiện phần nào tình cảm, suy nghĩ của cá nhân người nghe, dù họ có hát theo được hay không…
Cá nhân tôi cũng không khác.
Có thể nói những cái gọi là “tư duy” của tôi thực ra chẳng phải riêng tư gì cả, mà là sự kết hợp, diễn giải theo giòng thời gian thăng trầm, với những kỷ niệm, của chính mình, bên cạnh những thổn thức khát khao, trăn trở của hằng hà sa số những nhân vật khác, dù chỉ là “người dưng khác họ”, khác cả hình dáng, nguồn cội tổ tiên!
Thực sự, khi bị đột ngột “bứng gốc”, phải ra đi trong hụt hẫng, ngỡ ngàng, đớn đau vì miền Nam bị bức tử, cả nước bị rơi vào bóng đêm tăm tối của ngục tù CS, tôi đã không hứng thú gì, hay nói cho đúng hơn là không muốn nghe, không muốn biết chi về những bài hát ở Hoa Kỳ lúc mới định cư, vì tôi cứ nghĩ những nhạc sĩ Mỹ không ở trong hoàn cảnh đất nước VN không thể nào hiểu được mình, làm sao mình “cảm” được nhạc, ý tứ bài hát của họ, nhất là những người đã vô tình “nối giáo cho giặc”, khiến miền Nam, quê huơng yêu dấu của tôi bị bỏ rơi, bị “giao trứng cho ác”!
Nhưng rồi thì qua những bài hát chất chứa tình người, ăm ắp niềm cảm thông sâu sắc với những bất công trong xã hội của nhiều nhạc sĩ và ban nhạc Mỹ đó đây (như Paul Simon and Garfunkle, The Carpenters, Cat Stevens, Joan Baez, Peter Paul and Mary, v.v…) tôi dần dà “ngộ” được ra là ở đâu cũng có những người (dù bề ngoài trông có khác xa đến độ nào đi nữa) có cùng tâm huyết, những mơ ước, hoài bão, lý tưởng không khác chi mình, thậm chí còn sâu sắc, cởi mở và bao la hơn chính tôi nữa!
Tôi thích hát từ hồi còn nhỏ, và đương nhiên biết nhạc VN trước 1975 nhiều hơn bất cứ loại nhạc nào khác. Nói cho đúng hơn là tôi thích những lời nhạc như thơ, thấm đậm nét nhân bản sâu xa, khiến mình suy nghĩ, nhớ nhiều, và ảnh huởng không ít đến nhân sinh quan của cá nhân tôi về một xã hội bàng bạc thuơng yêu, vị tha, không biên giới giữa những người không nhất thiết phải là cùng họ tộc, cùng “đảng” phái, cùng tôn giáo, v.v…Con người ai cũng muốn sống còn, muốn được yêu thương, trân trọng, bình đẳng, và không ai có quyền xem thuờng, hay tước đi những điều kiện tối thiểu đó để sống cho đúng nghĩa một con người.
Cách trang phục “bắt mắt” và cách trình diễn trẻ trung của ban nhạc ABBA lúc đầu đã khiến tôi hơi…khựng, vì thành kiến, và sự suy nghĩ còn nông cạn của tôi, một “bà cụ non”, lúc bấy giờ. Tôi đã tưởng là ban nhạc ABBA không thể có cái gì sâu sắc, hay có thể khiến tôi phải quan tâm, theo dõi…
Tôi đã lầm, rất lầm
Nhiều bài hát của ABBA thực ra rất sâu sắc, có nhiều hàm ý thâm thúy hơn là đa số người nghe, cả những người hâm mộ lâu năm nhất, hiểu hết được. Có lẽ bài hát khiến tôi chú ý nhiều nhất và bắt đầu tìm hiểu và thích ban nhạc này là bài “Fernando”. Lời bài hát nói lên sự hoài niệm về một khoảng thời gian xả thân chiến đấu, trong lằn tên, mũi đạn của Fernando và chiến hữu cùng lý tưởng đấu tranh cho tự do, hay tự chủ của quê huơng họ. Dẫu tiếng súng nổ vang trời gây nên sự sợ hãi tự nhiên, họ vẫn tiến lên. Và trong câu cuối, bài hát nói lên niềm tin vào lý tưởng vẫn còn, họ vẫn sẽ tiếp tục, dù nguy hiểm đến đâu!
Hỏi sao tôi không thích, không phục cho được! Câu chuyện của Fernando không mấy khác thời Ba tôi kháng chiến chống thực dân Pháp, và sau đó đã từng bỏ chức thuyền trưởng của một thương thuyền, khoác chinh y để phục vụ, hy sinh thân xác cho lý tưởng tự do, chống lại bạo quyền Hà Nội. Và nhất là những anh hùng liệt sĩ đã tử thủ, hoặc bị bắt, rồi bị xử tử sau khi miền Nam thất thủ!
Đầu năm nay, thể theo lời yêu cầu của người đánh đàn cho ban nhạc thiện nguyện ROF, tôi đã hát bài “Happy New Year” của ABBA, nhất là cho quý vị cao niên người Mỹ trong các viện dưỡng lão nghe, cho vui!
Tôi đã đồng ý hát bài này vì đây là một trong những bài tôi thích nhất của ABBA, nhưng không phải vì nó “vui” theo suy nghĩ thuờng tình của con người! Lời bài hát đã khiến tôi suy nghĩ nhiều lần, với điệp khúc nói lên ước mơ thật đẹp, về một xã hội loài người biết thuơng yêu nhau, láng giềng đâu đâu cũng xem nhau như bạn bè!
“Mong là chúng ta vẫn có thể thấy được
Một thế giới mà những người hàng xóm là bạn hữu!”
Giấc mơ thật đẹp!
Đẹp biết bao nếu các nước láng giềng như Nga và Ukraine xem nhau là bạn, chứ không là nơi để đến chiếm đóng, phá hại giết chóc!
Và giấc mơ thật tuyệt vời nếu VN không còn sợ bị xem thuờng, bị xả rác, hay chiếm sạch sành sanh bởi Trung Cộng hay bất cứ “láng giềng” nào không mấy thân thiện!
Và câu nhắc nhở tiếp trong điệp khúc là chúng ta hãy cứ mong mỏi, mơ ước, giữ vững ý chí đấu tranh cho lý tưởng gì đó, vì nếu không thì thực là “sống không bằng chết”! Câu này tương tự như câu tôi đã được nghe Má tôi kể về tính ý của Ba tôi. Người nói: “sống mà không có lý tưởng thì cũng như chết chưa chôn”!
“Cầu mong tất cả chúng ta vẫn nuôi hy vọng, và cố gắng với ý chí (lý tưởng)
Vì nếu không thì thà là buông bỏ, nhắm mắt xuôi tay!”
Nếu chỉ hiểu đoạn sau đây đang nói về một người(chồng, vợ hay tình nhân) cứ tiếp tục làm bậy, đi sai đường, mà vẫn mãi tiếp tục như vậy, thì cũng là chuyện “đời thuờng”:
“Vâng, con người quả thật ngu ngơ
khi nghĩ cuộc đời vẫn là thơ
vẫn kéo lê những bước chân
trong xiềng xích nặng nề
dù lạc lối, vẫn tiếp tục như thế,
trong u mê…“
Nhưng đoạn trên thực ra cũng nói về nhiều người trên toàn cõi địa cầu đã, đang, và có lẽ, sẽ mãi tiếp tục làm những điều sái quấy, vì sự u minh, vẫn mãi lê lết những bước chân bị trì kéo nặng nề bởi u mê, ám chướng, vì lòng tham lam, ích kỷ…
Đoạn sau đây gợi cho tôi nhớ đến mối quan tâm, lo lắng bậc nhất của tôi và rất nhiều người nữa trong hằng mấy chục năm nay: những xã hội mới, có vẻ “oai dũng”, đã xuất hiện, và được nẩy nở, sinh sôi qua chính xác thân, tro cốt của đời sống con người và những sinh vật chung quanh.
“Đôi khi tôi thấy
Một thế giới “oai hùng” mới hiện ra
Và nó sinh sôi, phát triển
Trên đống tro tàn cuộc đời… của chính chúng ta!“
Tôi muốn nói đến sự tự hủy, tự nung đốt bầu khí quyển quanh trái đất bởi những xã hội và điều kiện vật chất văn minh, kỹ thuật tân tiến, và nhất là vũ khí, chiến tranh, đã được nẩy nở, tràn lan trên tro tàn của bao kiếp người!
Bài hát quả là không mấy vui!
Nhưng tôi vẫn mơ, và vẫn cố đấu tranh cho lý tưởng tự do, công bằng, nhân bản !
Vì tôi thực lòng không muốn sống như “chết mà chưa chôn”!
Minh Phượng
Bài hát do chính ban nhạc ABBA hát:
Lời nhạc “Happy New Year” nguyên thủy bằng tiếng Anh
No more champagne
And the fireworks are through
Here we are, me and you
Feeling lost and feeling blue
It’s the end of the party
And the morning seems so gray
So unlike yesterday
Nows the time for us to say
Chorus:
Happy new year, happy new year
May we all have a vision now and then
Of a world where every neighbor is a friend
Happy new year, happy new year
May we all have our hopes, our will to try
If we don’t we might as well lay down and die
You and I
Sometimes I see
How the brave new world arrives
And I see how it thrives
In the ashes of our lives
Oh yes, man is a fool
And he thinks he’ll be okay
Dragging on, feet of clay
Never knowing he’s astray
Keeps on going anyway
(Chorus)
Seems to me now
That the dreams we had before
Are all dead, nothing more
Than confetti on the floor
It’s the end of a decade
In another ten years time
Who can say what we’ll find
What lies waiting down the line
In the end of eighty-nine
(Chorus)
Posted in Uncategorized
1 Comment